Trang chủ    
      Tin tức    
      Đăng ký    
      Sản phẩm    
      Hỗ trợ    
      Liên hệ    
     
 
Main menu
Trang chủ
Tin tức
Đăng ký
Sản phẩm
Hỗ trợ
Liên hệ


Sản phẩm bán chạy
890
 
878
 
852
 
845
 
843
 
749
 
746
 

Tỷ giá
1 USD = 20900 VND
 
Đang tải dữ liệu
                                                                                                                                                                   Ngôn ngữ

NTK Tiến Lợi:Cái đơn giản nhất lại đòi hỏi kỹ (30/12/2007)

   
 


Quan điểm của Tiến Lợi rất rõ ràng: “Hiểu được mình là người Việt Nam, sống tại Việt nam song tư duy phải mang tính khu vực. Có sự hội nhập mới giữ chân được khách hàng”.

- Tiến Lợi kể một chút về mình được không?


Kể về bản thân nói chung là việc tôi không quen lắm. Tuy nhiên, có một số mốc đáng nhớ. Năm 1999, tôi tham dự buổi trình diễn thời trang ở khách sạn Deawoo. Mặc dù đây không phải là buổi trình diễn gì lớn lắm, song nó lại rất hiệu quả. Tới mức gần như bị ám ảnh. Tám tháng sau đó, không thể sáng tác được gì, vì sợ không vượt qua được chính bản thân mình. Sau đó, tôi tham gia tài trợ đồ nam với BST “Vươn tới tương lai” cho cuộc thi người mẫu "Tìm kiếm người mẫu thời trang châu Á". Năm 2003, ra BST “Vũ khúc tình nhân” khá ưng ý. Năm 2006, thao thức cùng với Sao mai điểm hẹn. Mới đây nhất, có tham dự chương trình Đẹp fashion show với BST “Thăng hoa”…

- Được biết anh bắt đầu vào nghề bằng những thiết kế dành cho nam giới, nhưng hiện nay, anh lại tập trung vào thiết kế cho nữ nhiều hơn. Anh có thấy mình quá tham hay không?


Thiết kế làm tôi đam mê đầu tiên, đó chính là thiết kế dành cho nam. Những năm 92, 93, trang phục dành cho nam giới không được chú ý lắm. Vì thế để tồn tại, tôi chuyển sâu sang sáng tác mẫu nữ. Tuy nhiên, vào mỗi thời điểm trong năm thì người thiết kế trong tôi lại có cảm hứng nhất định. Như mùa thu, đông, tháng 8-12, là mùa của lễ hội, cảm hứng sẽ khiến cho trang phục dạ hội nữ đẹp hơn. Mùa hè, khoảng tháng 3-6, trong khi những nhà thiết kế khác tập trung vào nữ thì tôi lại thích thiết kế cho nam. Nói chung, đồ cho nữ của tôi vẫn nhiều hơn một chút.


- Quá trình học tập của anh có vất vả không? Nó ảnh hưởng tới phong cách của anh như thế nào?


Tôi học qua khá nhiều thầy. Tất cả là 6 người thầy. Ở mỗi người, lại học được một kỹ thuật quan trọng. Người thì là cách tạo cổ áo, người thì là ở lưng áo… Cách học của tôi cũng rất khác. Và tổng hợp của những thứ đó thành ra công thức riêng của Tiến Lợi. Tôi đúc kết ra một điều, đó là: chính cái đơn giản nhất lại đòi hỏi kỹ thuật cao nhất.


- Anh có nhận thấy rằng thời trang ở miền Bắc ít phát triển hơn trong nam?


Khó có thể nói thời trang miền Bắc ít phát triển hơn. Miền Nam có nhiều sân khấu hơn, thời tiết lại chỉ có hầu như một mùa. Thời tiết miền Bắc lại có 4 mùa, trang phục sẽ phong phú. Các NTK có thể tung ra một hay nhiều BST mới song đón nhận lại là ở phía xã hội. Đời sống kinh tế tác động lên bản thân mỗi người. Vì thế, mỗi người sẽ sắm cho mình những trang phục nhất định. Tư duy thoáng phải ở một môi trường thoáng. Toàn cảnh, thời trang khu vực phía Nam cũng nhộn nhịp hơn.


- Tiến Lợi có ý định Nam tiến không?


Chắc là không. Vì bản chất con người tôi hợp với đất Bắc. Mặc dù vậy, tôi vẫn mong là phía Bắc rồi cũng sẽ có thị trường như phía Nam.


- Anh thấy mình hiện nay đang ở đâu trên con đường thời trang?


Sau một thời gian trải nghiệm, thấy mình cũng bắt dầu có chỗ đứng chứ không còn là một hoạ sĩ trẻ tiên phong nữa. Hiện nay, sáng tác ít hơn dù ý tưởng nhiều hơn. Bắt đầu có nhiều tiếp nhận về kinh nghiệm. Cùng với quá trình làm việc, tôi cũng thấy bản thân hơi khó tính. Ví dụ như có những yêu cầu về sự hoàn hảo cao hơn. Hiện nay, bám sát ý tưởng và ít bay bổng, la đà.


- Một Tiến Lợi khó tính thì như thế nào nhỉ? Đã có ai kêu là Tiến Lợi chảnh chưa?


Cũng có đôi khi bị kêu là chảnh. Nhưng thực ra, khi làm việc, tôi không để ý lắm tới người khác mà chỉ chú tâm vào công việc. Yêu cầu cao hơn, nên nếu mọi thứ không diễn ra được như ý sẽ thấy hay cáu. Bị kêu là chảnh cũng đúng thôi.


- Hiện nay, sáng tác của anh tập trung vào dòng thời trang nào?


Dòng sản phẩm nhắm tới là thời trang công sở. Tôi nhận thấy nhu cầu may mặc trong nước đang tăng cao. Có nhiều cơ hội mang sản phẩm ra nước ngoài. Khi có được niềm tin cần phục vụ chu đáo hơn, có sự đầu tư hơn. Sẽ phải có sự hội nhập với nước ngoài. Cũng cần phải hiểu rằng, mình là người Việt nam, sống tại Việt nam song tư duy phải mang tính khu vực. Có sự hội nhập mới giữ chân được khách hàng. Đây là nhu cầu tất yếu.

- Anh thấy mất thời gian lâu nhất cho những sáng tác của mình ở đâu?

Tôi thường mất thời gian cho việc đặt tên cho BST của mình. Ngôn ngữ biểu cảm của thời trang không chỉ là màu sắc, đường nét. Cùng một nghĩa, song nếu là một cái tên khác sẽ không truyền tải được. Như làm chương trình Đẹp fashion show chẳng hạn. Sau hai tháng làm việc, BST đã hoàn thành. Tuy vậy, tôi lại chưa biết nên đặt tên cho là gì. Mãi sau, trong buổi tổng duyệt lần cuối cùng, trong màn khói hương thuần Việt và không gian tràn đầy nhịp phách của buổi lên đồng, tôi mới nảy ra tên BST là "Thăng hoa".

- Câu hỏi hơi riêng tư một chút. Đã từng nghe anh nói rằng anh tập trung vào công việc để khi có một tình yêu, anh sẽ là chỗ dựa vững chắc. Vậy thì cái tình yêu ấy của anh đã đến chưa?

Không ai muốn đơn độc mãi một mình. Tuy nhiên, bản thân tôi vốn là một người nhạy cảm, cộng với những chuyện cũ chưa kịp nguôi ngoai. Nhưng dù thế nào, tôi vẫn luôn mong mỏi một mái ấm gia đình.

- Xin cảm ơn anh! 
 
                                                                                                                 (Theo Eva)
 



Các tin đã đưa:
  • DFS5: Giá hầu vừa khép... (30/12/2007)
  • Ngọc Ánh, Xuân Lan, Bảo Ngọc, Quang Tú: Tốt, xấu do mình! (30/12/2007)
  • Trần Bảo Ngọc tự hào là một chân dài sạch (30/12/2007)
  • Quyến rũ vẻ đẹp Hà Nội xưa (30/12/2007)
  • Bảo Ngọc chỉ hành động khi có đủ đam mê (30/12/2007)
  • Bảo Ngọc: Tôi thích công việc bắt mình phải cố gắng (30/12/2007)

       
    THỎA THUẬN TRUY CẬP WWW.CUCBOUTIQUE.COM | CHÍNH SÁCH BẢO MẬT CỦA CUC BOUTIQUE
    Copyright by CUC BOUTIQUE. All rights reserved