Trang chủ    
      Tin tức    
      Đăng ký    
      Sản phẩm    
      Hỗ trợ    
      Liên hệ    
     
 
Main menu
Trang chủ
Tin tức
Đăng ký
Sản phẩm
Hỗ trợ
Liên hệ


Sản phẩm bán chạy
890
 
878
 
852
 
845
 
843
 
749
 
746
 

Tỷ giá
1 USD = 20900 VND
 
Đang tải dữ liệu
                                                                                                                                                                   Ngôn ngữ

Nhà thiết kế Tiến Lợi không sợ cạn kiệt ý tưởng (30/12/2007)

   
 


Sau 2 năm miệt mài đèn sách, vinh dự nhận tấm bằng tốt nhiệp loại ưu ĐH Mỹ thuật công nghiệp song Tiến Lợi lại chọn thiết kế thời trang làm cái nghiệp đời mình. Đã có lúc rơi vào hoàn cảnh khó khăn, tưởng như phải bỏ nghề nhưng rồi anh vẫn vượt qua và tiếp tục sống với niềm đam mê ấy.

- Xem ra cái bằng chuyên ngành thiết kế thủy tinh pha lê anh nhận được chẳng liên quan đến thiết kế thời trang. Số mệnh nào đã đưa đẩy anh đến với nghề này?

- Thoáng nghe thì có vẻ như vậy nhưng thực tế thì ngược lại. Cho dù bạn có là nhà thiết kế thủy tinh pha lê hay thiết kế thời trang thì đều phải có óc hội họa. Chính vì thế mà ngã rẽ của tôi cũng không thể coi là trái ngành trái nghề.

Chạm ngõ làng thời trang ngay từ khi còn là sinh viên năm thứ 3, lúc ấy tôi chuyên cắt may trong tiệm của một người bạn. Làm mãi rồi tôi thấy sản phẩm của mình cũng không đến nỗi tệ, nếu không muốn nói là rất được. Vậy là dốc hết số tiền "còm" dành dụm được, tôi đầu tư vào bộ sưu tập "Áo khoác và áo vest cho nam thanh niên" để tham dự Liên hoan ca nhạc thời trang các đại học tháng 12/1993. Kết thúc cuộc thi năm ấy, tôi ẵm luôn giải nhất. Kể từ đó, càng ngày tôi càng "lún sâu" vào nghiệp thiết kế thời trang, nhưng có điều lạ là chưa khi nào tôi thoáng chút hối hận về bất kỳ sự lựa chọn nào.


Mẫu thiết kế của Tiến Lợi. Ảnh: Ánh Dương

- Mỗi nhà thiết kế thời trang chuyên nghiệp đều có phong cách thể hiện riêng. Còn nét chủ đạo trong các bộ sưu tập của anh là gì?

- Thực chất, tôi không bị gò ép bởi thứ chất liệu hay phụ liệu cụ thể nào, mà đơn giản chỉ là nỗ lực làm thế nào để trong mỗi bộ sưu tập toát lên nét xưa ẩn chứa dưới cái hiện đại.

- Khơi nguồn cho hàng loạt ý tưởng là những cảm hứng từ đâu?

- Ý tưởng của tôi hoàn toàn là những cảm hứng bất chợt mang tính mô phỏng, có thể chỉ là từ khối hình của bình gốm, có khi lại xuất hiện từ những vấn đề mang tính tâm linh...

- Anh làm thế nào khi cảm thấy cạn kiện ý tưởng sáng tạo?

- Điều ấy chỉ xảy ra với những ai không có chí tiến thủ, còn nếu bạn là người ham học hỏi, thích khám phá tận cội nguồn của mỗi vấn đề thì ý tưởng sẽ mãi bất tận.

Như khái niệm tâm linh chẳng hạn, nếu bạn hiểu rành rọt về nét văn hóa của người Á Đông, hiểu được khi nào dùng màu đỏ, khi nào dùng màu trắng... Cứ như thế, bạn tha hồ "ngụp lặn" trong dòng chảy sáng tạo mà không bao giờ sợ mình "chết đuối".

- Một số người nhìn thiết kế thời trang như nghề nhàn nhã, chỉ cần có tài năng, tiền bạc và nắm bắt kỹ thuật cắt may là thành công. Anh nghĩ sao về ý kiến này?

- Đã bước chân vào nghề này thì đương nhiên là phải có năng khiếu, nhưng đó chưa phải là điều quyết định tất cả. Hơn nữa, đây là nghề vất vả và đòi hỏi có bề dày kinh nghiệm. Nhà thiết kế thời trang cũng như người họa sĩ. Khi mới vào nghề, chỉ mải mê tô vẽ mà chẳng quan tâm đến việc phải nuôi dưỡng cây cọ của mình như thế nào. Thậm chí họ phải tiên liệu tới khả năng khi tác phẩm của mình "chào đời" được tiếp đón một cách hờ hững hay bằng thái độ tích cực, để đẩy những bộ sưu tập mang tính nhỏ lẻ trở thành một xu hướng thời trang mới trong toàn xã hội. Vậy nên bên cạnh tài năng, tiền bạc, nhà thiết kế thời trang cần phải hiểu giá trị văn hóa truyền thống, và tính thời cuộc khi mình muốn tung ra bộ sưu tập mới.

- Những thiết kế của anh thường nhắm vào đối tượng nào?

- Mỗi đối tượng khách hàng sẽ có những tiêu chuẩn khác nhau. Tôi không thể mang các mẫu mốt dành cho đối tác là Việt kiều hay người bản địa áp dụng vào phong cách, sở thích của khách hàng trong nước bởi sự không đồng nhất về văn hóa cũng như môi trường sống.

- Theo anh, thời trang Việt Nam hè 2006 sẽ đi theo xu hướng nào?

- Với đối tượng 18-21 tuổi, trang phục của họ sẽ thiên về những gam màu cơ bản. Xu hướng bèo nhún không còn thịnh hành nữa thay vào đó là những phong cách mang tính trẻ trung mạnh mẽ. Trong khi đó trang phục của người từ 25 đến 40 tuổi sẽ hướng tới sự lãng mạn với màu sắc trung tính, những kiểu thanh lịch nhưng rất ấn tượng bằng cách phát huy tối đa các đường nét kỹ thuật như phối màu, phối chất liệu...

- Giữa tình yêu công việc và tình cảm yêu đương, với anh bên nào nặng hơn?

- Tôi từng yêu và rất hạnh phúc với tình yêu ấy. Nhưng khát khao muốn là điểm tựa vững chắc trong gia đình đã thúc tôi dồn quá nhiều tâm sức cho sự nghiệp mà vô tình quên mất rằng con gái chỉ có lứa có thì, còn mình lại không thể bắt người ta phải chờ đợi mãi được.

Rồi tình yêu đã qua đi lúc nào chẳng hay, để những lúc bất giác nhìn lại tôi chợt hỏi "sao mình lại phải khổ thế". Những khi đó, tôi tự "trấn an" mình bằng bản lĩnh đàn ông và lại tập trung cho sự nghiệp. Hơn 10 năm gắn bó với nghề, đã nếm đủ cảm giác thành công và thất bại, nhưng giờ đây tôi vẫn muốn phấn đấu cho sự nghiệp thành công hơn nữa để khi tình yêu đến tôi có một hạnh phúc tròn đầy.
(Theo VnExpress)


Các tin đã đưa:
  • Tìm đường cho thời trang Hà Nội (30/12/2007)
  • Niềm đam mê của phái đẹp (30/12/2007)
  • Họa tiết, màu sắc, phụ trang lên ngôi (30/12/2007)
  • Giấc mơ The Manor (30/12/2007)
  • Đón xuân cùng bộ sưu tập Cúc Boutique (30/12/2007)
  • Các nhà tạo mẫu làm gì khi: Châu chấu đá xe? (30/12/2007)

       
    THỎA THUẬN TRUY CẬP WWW.CUCBOUTIQUE.COM | CHÍNH SÁCH BẢO MẬT CỦA CUC BOUTIQUE
    Copyright by CUC BOUTIQUE. All rights reserved